Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

90. Tang môn - điếu khách

0 nhận xét

16 - TANG MÔN - ĐIẾU KHÁCH

Lấy Chi năm làm chuẩn,
nếu có Chi khác trong 4T = Chi năm + 2thì Chi ấy là Tang môn;
Ví dụ Năm Sửu, có Chi ngày là Mão thì Mão là Tang môn;
nếu có Chi khác trong 4T = Chi năm trừ 2thì Chi ấy là Điếu khách;
Ví dụ Năm Sửu, có Chi tháng là Hợi thì Hợi là Điếu khách;

Tang chủ tang ma, chết chóc; Điếu chủ gia trạch bất an 

91. Quan phù

0 nhận xét

17 - QUAN PHÙ

Lấy Chi năm làm chuẩn, nếu có Chi khác trong 4T = Chi năm + 4 thì Chi ấy là Quan phù; Ví dụ: Chi năm là Tý, trong 4T nếu có Chi Thìn là có Quan phù;
Chi năm là Mùi, trong 4T nếu có Chi Hợi là có Quan phù;

Quan Phù ch tai bay vạ gió; kỵ ngày giờ đều có.

89. Cách giác

0 nhận xét

15- CÁCH GIÁC (giác là góc)

Có cách giác sát khi giữa chi ngày và chi giờ bất kỳ cách nhau 1 chi. Ví dụ ngày Tý giờ Dần (cách chi Sửu), ngày sửu giờ mão (cách chi Dần), ngày Dần giờ Thìn, ngày Thìn giờ Ngọ. Chữ cách ở đây có nghiã là cách nhau. Cách giác chủ về việc cốt nhục chia lìa nhau, tai hoạ, thua kiện, tù đày.

Chú ý: chi ngày luôn luôn ở truớc chi giờ; và không kể các CỦNG LỘC cũng cách nhau 1 Chi giữa ngày và giờ, nhung cùng CAN - kẹp vị trí Lộc (LQ) trong bảng TS; hay GIÁP LỘC cũng là 2 Chi kẹp Chi (lý thuyết) vị trí Lộc (LQ) trong bảng TS (xem phần CÁT THAN).

88. Tứ phế

0 nhận xét

14- TỨ PHẾ

Xuân: Canh thân, tân dậu;
hạ: nhâm tý, quý hợi;
thu: giáp dần, ất mão;
đông: bính tý, đinh tị.
Can chi ngày sinh trong tứ trụ vào mùa như trên là tứ phế. Như tháng sinh vào mùa xuân, gặp ngày canh thân hay tân dậu là tứ phế.
Phế là giam nhốt mãi (ý nói bế tắc, tiêu tùng !).

Mệnh gặp tứ phế thì mọi việc không thành, có đầu không có đuôi; thân yếu, nhiều bệnh, không có năng lực, nếu không gặp sinh, phù trợ mà còn bị khắc hại, hung sát áp chế thì chủ về thương tật tàn phế, kiện tụng cửa quan, thậm chí bị giam, hoặc đi tu. Cho nên trong tứ trụ, cho dù là năm tháng ngày giờ gặp phải đều không tốt, đặc biệt là nhật nguyên thì càng không tốt.

87. Âm dương lệch

0 nhận xét

13- NGÀY ÂM DƯƠNG LỆCH

Bính tý, đinh sửu, mậu dần, tân mão, nhâm thìn, quý tị, bính ngọ, đinh mùi, mậu thân, tân dậu, nhâm tuất, quý hợi.
Lấy trụ ngày làm chính, thấy những ngày trên là có.
Nữ gặp phải là chị em dâu bất hoà, hoặc bị nhà chồng ruồng rẫy.
Nam gặp phải là bị nhà vợ ruồng rẫy, hoặc cãi cọ mâu thuẫn với nhà vợ.
Bất kể là nam hay nữ, tháng, ngày, giờ có hai hay ba cái trùng nhau là rất nặng; Trụ ngày phạm phải thì không được gia đình chồng (hay vợ) ủng hộ, thậm chí về sau còn oán lẫn nhau, không đi lại nữa.

Âm dương lệch nhau thì rất xấu, là tiêu chí thông tín rõ nhất về hôn nhân không thuận, trong thực tế rất ứng nghiệm.

85. Đào hoa

0 nhận xét

11- ĐÀO HOA (hay HÀM TRÌ) còn gọi là Bại thân

Thân-tí-thìn hàm trì dậu,
tị-dậu-sửu ở ngọ,
dần-ngọ-tuất ở mão,
hợi-mão-mùi ở
Tra cả chi ngày và chi năm. Hàm trì là tên chính thức, nhưng người ta hay gọi đào hoa, đgiống với khoa tử vi và cũng đê nhấn mạnh yếu tố đẹp, thu hút, hoa nguyệt.
Hàm trì chỉ vạn vật còn ở thời điểm nhập nhọang chưa rõ trong ngày: "mặt trời sắp ló ở chân trời, nhập vào hàm trì", nên chỉ sự ám muội ("chim chuột", "ăn vụng" thì làm trong bóng tối !). Hàm trì là chỗ ngũ hành của tam hợp cục lâm mộc dục (mộc dục còn gọi là bại địa, theo nghĩatửu sắc). Ví dụ: Thủy cục thân-tí-thìn mộc dục ở dậunên dậu là hàm tri.
Hàm trì ở phương tây, Lão giáo cho rằng ở phương tây có bà Tây vương mẫu cai quản nhiều tiên nữ xinh đẹp, có những cái ao (hàm trì) đê các tiên nữ tắm; nam giới không được léng phéng tới đó, nếu không thì bị chim ngập trong son phấn không sống nổi. Do đó người xưa quy cho hàm trì là hung sát.
§  Đào hoa chủ về ham sắc dục; nhan sắc đẹp; tinh khôn;
§  Nam có Đào hoa gặp Kiếp sát: hoang dâm; mê tửu sắc;
§  Nữ có Đào hoa: thích sống phong lưu;
§  nếu có thêm Dịch mã: vì tình mà phải bôn ba ly hương.
Ví dụ con nhà danh giá mà lỡ có mang khi chưa kết hôn, thì gia đinh thường kín đáo thu xếp cho đi sinh nới khác (kể ra thi phong tục cuả ta cũng hẹp hòi, mà ngay ở Pháp cách đây nửa thế kỷ thì cũng thế mà thôi).
§  Nếu sinh vượng (gặp TS, hoặc ĐV) thì dung nhan đẹp đẽ, đam mê tửu sắc, coi thường tiền của, ham vui, phá tán gia nghiệp; không lo làm ăn;
§  Nếu gặp tử hoặc tuyệt thì nói năng xảo trá, lang bạt, cờ bạc, vong ân thất tín, gian dâm, tính du đãng, không làm nên việc gì.
§  Đi với đại hao và sinh vượng thì nữ làm vợ đầu đảng cướp;
§  nếu gặp quý nhân, kiến lộc thì kiếm được sinh lợi nhờ các loại hàng dầu mỡ, rượu, muối (là những thứ để làm các thức ăn nhau khoái khẩu / khoái lạc), hoặc nhờ tiền bất chính của phụ nữ mà nên nhà nên cửa; cũng có th gặp tai họa dưới nước (trì là cái ao).
Người xưa cho rằng "Đào hoa chủ về dâm; Mệnh có đào hoa thì mọi việc khó thành, thường là điềm xấu, nên phụ nữ kị không nên gặp". Vì đào hoa chỉ việc nam nữ bất chính, người có đào hoa là người tối ngày chỉ nghĩ đến chuyện ấy nên không làm nên việc gì !
Thực ra đào hoa cũng có nhiều điều tốt: Đó là người thông minh, hiếu học, khéo tay, phong lưu, đẹp (không những bản thân đẹp, mà cha mẹ, anh em, vợ, chồng con cũng đẹp) - mà đẹp thì thu hút người khác phái; khảng khái hào phóng, tính nóng nhưng giỏi nhiều nghề. Phần nhiều các nghệ nhân đều có. Thông minh, lanh lợi, khéo léo chính là nguồn tiến bộ của văn hoá nghệ thuật, vì vậy không nên nói hàm trì là điểm xấu của nam nữ.
Kinh nghiệm thực tiễn cho biết:
§  Hàm trì gặp ấn thụ thì có tài văn chương, nghệ thuật;
§  Hàm trì gặp quan thì được thăng chức;
§  Hàm trì gặp tài thì chủ về quan quí;
Có rất nhiều bậc quan quí cao sang, thương nhân giàu có, nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học, danh nhân, tướng soái đều có hàm trì; vậy sao lại có thể nói “người có hàm trì không làm nên việc gì cả” ?
Theo lý luận âm dương của Trung y, hàm trì là tam hợp cục mộc dục, tức ở vượng địa; vượng tất sẽ hiền, công năng tốt, tinh lực dồi dào, ham muốn sinh lý phải mạnh mẽ, đó là xu thế tất yếu. Nếu không phân tích kỹ mặt tốt mặt xấu của đào hoa mà cứ theo lý luận luân lý chung chung thì đáng tiếc.
Người Tây phương thường cười người Á đông là đã đánh đồng một chức năng sinh dục, hay bài tiết, với chuyện luân lý đạo đức, hai thứ không ăn nhập gì với nhau, vả với cá nhân chủ nghiã tôi sống thế nào mặc tôi, anh nhân danh cái gì để kết án người khác là bại hoại, dâm dục, vô luân ?
Và cũng vì thế mà ca dao VN đã nổi loạn:
« gái chính chuyên có 9 chồng, vò viên bỏ rọ gánh gồng đi chơi... »
hay « không chồng mà chưả mới ngoan,
có chồng mà chửa thế gian sự thường »
Đào hoa và kình dương cùng trụ: thân thể bạc nhược do hoang dâm vô độ; hay mắc bệnh (da liễu); hiếu sắc; nếu trên trụ giờ: học được nhiều nghề.
Đào hoa gặp Thất sát: là nghệ nhân: nữ: thường làm nghề hát xướng; nam: thường làm nghệ sĩ sân khấu;
Đào hoa gặp Mộc dục và Tiến thần: nhan sắc mỹ lệ nhưng hiếu sắc;
Đào hoa và Chính tài cùng trụ: hiếu sắc và ăn tiêu xa xỉ;

Đào hoa rất kỵ hình, xung; nếu gặp không vong thì tốt.

86. Cô Loan

0 nhận xét

12 – CÔ LOAN

Ất tị, đinh tị, tân hợi, mậu thân, nhâm dần, mậu ngọ, nhâm tý, bính ngọ.
Cô loan sát lấy ngày, giờ làm chủ. Ngày, giờ đồng thời xuất hiện các thiên can địa chi trên là mệnh phạm cô loan.
Cô loan chủ yếu nói về việc hôn nhân không thuận, "Nam khắc vợ, nữ khắc chồng".

Trong dự đoán, có người thích dùng cô loan, có người không thích dùng, vì chuyện hôn nhân bất lợi đã có rất nhiều tiêu chí khác rồi.

84. Thập ác đại bại

0 nhận xét

10- THẬP ÁC ĐẠI BẠI

Giáp thìn, ất tị, nhâm thân, bính thân, đinh hợi, canh thìn, mậu tuất, quý hợi, tân tị, kỉ sửu, tất cả có 10 ngày trong tứ trụ gọi là ngày đại bại.
Đó cũng là 10 ngày gặp lộc nhập không vong, ví dụ:
Giáp lộc ở dần, ất lộc ở mão, trong tuần giáp thìn, dần mão tuần không, nên giáp thin, t tị là ngày không có lộc;
Thập ác như là người phạm 10 trọng tội, thìkhông được xá giảm. Đại bại là như trên chiến trường giao tranh thất bại, chết không sót một ai, nghĩa là hậu quả rất nặng nề. Do đó ngày thập ác đại bại là ngày hung "kho vàng bạc hoá thành đất bụi"; ngày xưa rất kiêng kị khi ra trận; nay vẫn thường kiêng kị khi xuất hành, khởi sự công việc hay việc hỉ.

Nếu gặp cát thần phù trợ, quý khí trợ giúp thì còn tốt; nếu gặp thiên đức, nguyệt đức thi không còn là điều kị nữa; hoặc gặp tuế kiến, nguyệt kiến (= chi năm, chi tháng), cũng không còn là kị nữa.

83. Không vong

3 nhận xét

9- KHÔNG VONG (dưới đây viết tắt là KV).

1 tuần nhật có 10 ngày, mỗi ngày như ta biết được biểu thị bằng 1 cặp Can-Chi, nhưng chỉ có 10 can, mà phối với 12 chi, thì sẽ thiếu 2; 2 chi không phối được đó gọi là không vong (hay tuần không).
BẢNG TUẦN KHÔNG
1
/ tuần
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Không
vong
Giáp
Ất
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỉ
Canh
Tân
Nhâm
Quý
Tuất
sửu
dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
thân
dậu
hợi
Gíáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỉ
Canh
Tân
Nhâm
Quí
Thân
tuất
hợi
sửu
dần
Mão
thìn
tị
ngọ
mùi
dậu
Gíáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỉ
Canh
Tân
Nhâm
Quý
Ngọ
Thân
dậu
tuất
hợi
sửu
dần
mão
thìn
tị
Mùi
Giáp
IV
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỉ
Canh
Tân
Nhâm
Quý
Thìn
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
dần
mão
tị
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỉ
Canh
Tân
Nhâm
Quý
Dần
thìn
tị
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
Mão
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỉ
Canh
Tân
Nhâm
Quý
dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
(bảng trên đây cho ta cột đầu là tuần, cột cuối là 2 điạ chi KV của tuần đó, và 1 hàng cho biết 10 ngày của tuần liên hệ).
Để nhớ, ví dụ tuần Giáp Tuất, ta tính từ Tuất theo các ngấn đốt ngón tay lùi lại 2 Chi, 2 Chi Dậu, Thân đó là KVcuả tuần Giáp Tuất.
Cách tra không, vong lấy trụ ngày làm chính, xem nó thuộc tuần nào, nếu các chi của năm, tháng, giờ có ở cột cuối, hàng liên hệ là bị không vong. Ví dụ trong tuần Giáp Tý, từ ngày giáp tý đến ngày quý dậu, trong 10 ngày này không có hai chữ tuất hợi, nếu trong tứ trụ thấy tuất hoặc hợi tức là tuần không, vong. Cách tra các ngày khác cũng thế.
Khi 1 chi bị KV, người ta thường ghi 2 chữ «hung triệu » nghĩa là điềm hung.
Ví dụ: người sinh giờ giáp ngọ, ngày bính tut, tháng tân sửu, năm tân mùi.
Ngày bính tuất trong tuần giáp thân, "tuần giáp thân, ngọ mùi là không", vậy ngọ trên trụ giờ (cung con cái) và mùi trên trụ năm (cung phụ mẫu) là không vong.
Không là ngược với thật, vong là ngược với có. Không vong nói một cách ngắn gọn là thời gian chưa đến. Như trong tuần giáp tý, tuất hợi là không. Một tuần chỉ có 10 ngày, tuất, hợi thứ 11 và 12, nếu đến ngày tuất và ngày hợi gọi là xuât không. Xuất không thì không còn là không nữa.
Tứ trụ tuy có chi trụ không vong, nhưng nếu Chi ấy gặp xung hoặc hợp, hoặc hình thì không phải là không nữa(tức là không đáng ngại: KV giải xấu cuả xung và hình), mà ngược lại mới là chân không.
KV kết hợp với các CUNG lục thân, tức là các trụ:
§  Không vong trên chi năm thì thứ nhất là tổ nghiệp không có gì, thứ hai là mẹ bị tạ thế hoặc cải giá, hoặc đi xa, hoặc mẹ không nuôi con, có mẹ như không. (Trụ năm là cung cha mẹ, chi năm là mẹ, mà bị KHÔNG); Lao khổ, buồn phiền; làm ăn khó phát vận;
ý  Năm và ngày hỗ hoán kv (1): lao khổ, buồn phiền; suốt đời làm ăn hay bị phá bại; dù có là con nhà đại phú hào cũng bị khánh tận; phải xa lìa quê hương để mưu sinh.
ý  Giờ và ngày hỗ hoán kv(1): hay gặp tai hoạ.
(1) hỗ hoán KV: ví dụ sinh năm Giáp Tý, ngày Nhâm Tuất: Tuất, Hợi là kv của Giáp Tý; còn ngày Nhâm Tuất thuộc tuần Giáp Dần, tuần này kv ở Tý, Sửu, nên năm và ngày hỗ hoán kv.
§  Không vong trên chi tháng: phần nhiều chỉ không có anh chị em, hoặc có anh chị em nhưng không nương tựa được (Trụ tháng là cung anh chị em mà bị KHÔNG); việc làm không bao giờ toại ý thành công; hay gặp tai hoạ.
§  Không vong trên chi giờ: thứ nhất là sau khi kết hôn không thể có con ngay, thứ hai là không có con, hoặc có con cũng chẳng ra gì, không nương tựa được; đi với hoa cái là chủ về ít con (Trụ giờ là cung con cái mà bị KHÔNG); tính tình bướng bỉnh, hung bạo.
Tuần không có cát, có hung: Cát thần không vong thì mừng gặp hợp, hung tinh không vong thì kị gặp hợp:
ý  Nếu tứ trụ có hung tinh, ác sát thì đó là đất tụ hội tai hoạ, cần có không vong giải cứu. Xấu trở thành tốt;
ý  Nếu là lộc mã tài quan thì đó là nơi phúc tụ, không nên gặp không vong vì sẽ làm tiêu tan. Tốt trở thành xấu.
(ý nghiã của "ngược với thật", "ngược với có").
§  Tài, Quan gặp kv: dù chạy chọt cũng vẫn không được làm quan; nửa đời vợ con bị phương hại;
§  Thực thần gặp kv: chết yểu; dù 4t có Chi hợp, hay Chi xung với Chi kv cũng chỉ đỡ một phần nào, nhưng vẫn không thọ.
§  Thương quan gặp kv: hiếm con; hay bị khẩu thiệt vì nói năng không giữ gìn.
§  Cả ba ngôi năm, tháng, giờ sinh đều không vong (gọi là tam không) thì lại tốt, là quý nhân (đại quí cách);
§  Nếu gặp hai ngôi là không vong thì có làm quan nhưng chức không to.
§  Năm và Tháng đều kv: dễ xa lìa vợ con;
§  Nếu trong mệnh gặp không vong mà thân vượng thì người đó rộng rãi, có phong độ, nhưng hay có họa bất ngờ.
§  Đi với tử tuyệt thì lên voi xuống chó, phiêu bạt, khi bản thân có khí vận cũng khó mà thành phúc.
§  Đi với quan phù ( xem 17) (nữ) là người hay nịnh chồng;
§  đi với kiếp sát thì hẹp hòi, nhút nhát;
§  đi với vong thần là bồng bềnh trôi nổi;
§  Đi với đại hao là điên đảo thất thường;
§  Đi với kiến lộc là suốt đời phá tán (lộc thành không !); học hành không thành đạt; nếu được trạch mã cứu trợ thì có được nhậm chức cũng mất luôn.
§  Đi với đào hoa (hàm trì) thì hung bạo (KHÔNG còn tài hoa, lịch thiệp lôi cuốn người khác phái nữa !).

§  Đi với giáp lộc, hoa cái, tam kỳ thì lại là kẻ sĩ thông minh thoát tục (KHÔNG màng danh lợi).