Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

75. Thiên la, địa võng

1- THIÊN LA, ĐỊA VÕNG

Thìn gặp tị, tị gặp thìn là thiên la;
tuất gặp hợi, hợi gặp tuất là địa võng.
Lấy chi năm hay chi ngày làm chủ, trong tứ trụ có thấy là có thiên la, địa võng.
Thuyết thiên la, địa võng có cơ sở lý luận như sau: Trời (quẻ Càn) nghiêng về tây bắc (cung tuất, hợi) là cùng cực của lục âm (*); đất (quẻ Tốn) thấp ở đông nam (cung thìn, tị), là cùng cực của lục dương (*). Cùng cực của âm dương là ám muội, bất minh, như người rơi vào mênh mông mờ mịt, đó là ý nghiã của thiên la, địa võng.
(*) từ tý đến thìn là lục dương; từngọ đến hợi là lục âm.
Người ta thường nói "nam sợ thiên la, nữ kị địa võng", nghiã là:
§  người thìn gặp tị, người tị được thìn là rồng rắn hỗn tạp. Ai gặp phải là hôn nhân không thành, hại con cái, nghèo đói, bệnh tật. Người thìn được tị nặng hơn người tị được thìn.
§  người tuất được hợi, người hợi được tuất là lợn chó lẫn lộn. Ai gặp phải thì đần độn ngu ngốc, cản trở cha mẹ, khắc vợ. Người tuất gặp hợi, thì nhẹ hơn người hợi gặp tuất.
§  4T có Tháng hợi năm tuất, hoặc giờ hợi ngày tuất thì tai họa liên miên; Gặp cả thiên la lẫn địa võng thì càng nặng thêm nữa.
Có sách lại còn chia ra: mệnh hỏa gặp tuất hợi là thiên la; mệnh thủy thổ gặp thìn tị là địa võng. Người đó phần nhiều trễ nải, nếu đi với ác sát nữa thì ngũ hành không có khí, tất chỉ về ác tử, hành vận đến đó thì khó tránh khỏi.
Người gặp thiên la địa võng, trong thực tế thường là người hay gặp nạn về hình pháp, lao tù, vậy trong cuộc sống cần cẩn thận, tôn trọng pháp luật, không nên manh động, nếu không thì khó tránh khỏi, nhất là gặp lưu niên, đại vận thì phải cẩn thận đề phòng phạm pháp/..
Nhưng cũng có lúc gặp thiên la địa võng, không những không gặp tai vạ mà còn gặp tin mừng bất ngờ, đó là nhờ trong tứ trụ có giải cứu, hoặc có thiên đức, nguyệt đức.

Thiên la địa võng còn chủ về tai nạn, bệnh tật. Người trong tứ trụ có nó, khi hành vận đến đó đều thường bất lợi cho thân thể, cho nên phải chú ý rèn luyện cơ thể (thể thao, thể dục, khí công...) và đề phòng bệnh tật (dưỡng sinh, ăn uống, sinh dục điều hoà).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét