Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

70. Củng lộc, giáp lộc

18 - CỦNG LỘC, GIÁP LỘC

CỦNG LỘC:

Có Củng lộc khi gặp 5 ngày 5 giờ sau đây: cùng CAN (quý, đinh, kỷ, mậu), và chi (lý thuyết) ở giữa hai chi ngày - giờđó là lộc của Can ngày, nên gọi là củng lộc (củng ở đây có nghiã là củng cố, hộ vệ cho vững mạnh).
§  Giờ quý sửu ngày quý hợi, giờ quý hợi ngày quý sửu, là lộc củng tý.
§  Giờ đinh mùi ngày đinh tỵ, giờ kỷ tỵ ngày kỷ mùi, là lộc củng ngọ.
§  Giờ mậu ngọ ngày mậu thìn, là lộc củng tỵ.
Những chi «Củng lý thuyết» ấy nếu ở vượng địa là quí lộc (không phải thiên can Quý).
"Củng lộc đòi hỏi ngày, giờ phải cùng can (theo sách Tam mệnh thông hội).Can ngày và quí Lộc thông khí với nhau. Vận gặp thân vượng và quí lộc ở vượng địa mới tốt, nếu gặp ấn thụ, thương quan, thực thần, tài vận thì đại cát. Không nên bị hình, xung, phá, hại, kình dương, thất sát làm tổn thương ngày giờ, khiến cho củng lộc không giữ được khí quý. Củng lộc ví như cái cốc, rỗng thì có thể chứa vật, đầy rồi thì không chứa được gì nữa, vô dụng; bị phá thì cũng vô dụng, nên sợ nhất là ra khỏi không vong, tuế vận".
Tôi đề nghị cách hiểu như sau: chữ củng ấy phải vắng bóng (rng) trong các chi năm, tháng, còn nếu có thì phải bị không vong mới được. Khi nó xuất hiện (do xuất không, hay gặp chi vận/năm là chi ấy thì nó hiện diện (bị đầy), nên vô dụng).
Gặp củng lộc thì có ích nhưng cách bàn luận khác nhau. Sách "Cổ thi" nói: "Ngày giờ cả hai củng lộc là trung đình, là có rương vàng hòm ngọc; mệnh cao quý đòi hỏi phải gặp lệnh tháng nữa, khi đó củng lộc đó rất kỳ diệu. Củng lộc sợ nhất là gặp điền đầy (xuất không), cũng sợ gặp trong chi tháng có thương quan, kình dương đến phá hoại. Nếu không gặp những cái đó thì củng lộc chắc chắn là tốt”.
Người mà củng lộc củng quí là bậc vương hầu; còn củng lộc bị điền đầy thì không danh lợi gì; củng lộc mà không gặp tài, ấn là không bị làm tổn hại; kỵ nhất là gặp quan sát, đặc biệt là gặp tuần không.

GIÁP LỘC:

Lấy can ngày tra các chi của tứ trụ, nếu có 2 chi kèm chi Lộc (lý thuyết) của Can ngày theo bảng TS thì có Giáp lộc (lộc +/- 1). Chữ giáp ở đây có nghiã là ở sát bên, đừng lầm với thiên can Giáp).
(Trong chương Thần sát, chúng ta sẽ thấy có Cách giác cũng có vài nét tương tự với Củng lộc và giáp lộc, nhưng là hung sát).
Giáp gặp mão sửu, ất gặp dần thìn, bính mậu gặp thìn ngọ, đinh kỷ gặp tỵ mùi, canh gặp mùi dậu; tân gặp thân tuất, nhâm gặp tuất tý, quý gặp hợi sửuđều gọi là giáp lộc.

Giáp lộc là có cát thần phù trợ, chủ về giàu thọ quan quy (Cho nên có sách nói: "Giáp lộc là giáp quý, được kính trọng") và hay được phát tài lớn, và/hoặc được hưởng di sản lớn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét