Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

76. Kình dương

2- KÌNH DƯƠNG (hay Dương nhận)

Chú ý: vai trò cuả KD cực kỳ quan trọng trong khi phối hợp giải đoán vận mệnh theo khoa Tử Bình, vì thế xin nhắc bạn nên đặc biệt lưu tâm nghiên cứu. Về sau, khi đọc các ví dụ vận dụng, bạn nên thường xuyên trở lại đọc mục này.
CAN ngày
giáp
ất
Bính, mậu
Đinh, kỷ
canh
tân
nhâm
quý
KD ở
mão
dần
ngọ
tị
dậu
thân
hợi
Lấy can ngày làm chủ, phàm trong địa chi của tứ trụ thấy như trên là có kình dương. Đây là cách sắp xếp của sách Bát tự thần toán: trước lộc một ngôi (tức đế vượng) là kình dương.
Bản chất ý nghĩa của kình dương: Kình dương vừa là "sát" đã đạt đến cực độ của hung, tức nằm ở cực đỉnh của đế vượng. Trong ngũ hành chúng cùng một loại quan hệ « kiếp tài » với can Ngày; là như giáp kình dương ở mão, giáp là mộc, mão cũng là mộc. Đặc biệt Mậu Kỷ tuy ngũ hành thuộc thổ, nhưng trong ngũ hành sinh vượng tử tuyệt chúng gửi ở cung hỏa (bảng TS), cho nên cũng cùng một mối quan hệ với Hoả (Ngọ, tị) / xem bảng trên.
"Dương" là cứng, " Kình" là cắt; Lộc quá nhiều thì bị cắt. "Cái lẽ âm dương của vạn vật là cực thịnh thì xấu: hỏa cực thịnh thì sắp thành than, thủy cực thịnh thì đầy tràn, kim cực thịnh thì gãy, thổ cực thịnh thì nứt nẻ, mộc cực thịnh thì gãy. Cho nên chưa đạt đến cực là phúc, đã cực thì sẽ trở thành xấu».
Kình dương chủ về hung bạo, ngang tàng, nóng nảy, gấp rút; cuộc đời hay gặp sóng gió, thích làm những chuyện khác thường;
Nó là võ tinh, nên võ quan gặp nó thì công thành danh toại;
Có KD lại có Kiếp sátlà nắm quyền sinh sát trong tay;
Trong hành vận, sợ nhất là gặp kình dương, nó chủ về sự trì trệ, kéo dài; vận/năm gặp kình dương thì của cải hao tán. Kình dương kiêm ác sátthì tai họa vô cùng.
Kình dương còn sxung tuế quân: "kình dương xung tuế quân thì tai vạ cực xấu". Cái chết của Nhạc Phi (**) theo mệnh lý học mà nói, một trong những nguyên nhân là kình dương xung tuế quân. Cho nên dù người sống khoẻ mà gặp kình dương thì cũng hay phát sinh những vấn đề nghiêm trọng.
(** Nhạc Phi sinh năm quý mùi, tháng ất mão, ngày giáp tý, giờ kỉ tị, lệnh tháng là kình dương).
Hậu quả khi có kình dương trên các chi tứ trụ:
§  Chi năm: phá hoại những cái tổ tiên để lại; có khuynh hướng lấy oán báo đức;
§  Chi tháng: tính tình ngang ngược, khác người; tính thiên vị, xử sự không công bằng;
§  Chi ngày: (nam) mắt lồi, tính nóng, hung bạo hại người, hay theo bè đảng, gặp sinh vượng còn đỡ, gặp tử tuyệt thì nặng hơn; vợ hay bệnh tật. Hành vận lại gặp kình dương thì d gặp tai nạn đổ máu;
o   nếu thêm trụ giờ có Thiên ấn thì vợ khi sinh đẻ phải cẩn thận, sợ sinh khó;
o   Nữ, nếu thêm 4T có nhiều Thương quan: sẽ bất đắc kỳ tử; nhất là nếu KD và Thương quan cùng trụ.
§  Chi giờ: khắc vợ khắc con; lúc già hay gặp tai hoạ; nếu gặp Tài Quan thì họa khá sâu; tương xung hoặc tương hợp với tuế vận thì tai họa ập đến ngay.
§  nếu 4T có Thiên quan thì sẽ bớt, vì sự xấu bị chế phục.
§  kình dương trùng trùng thì bị thương tổn, tính khí nóng gấp, nếu gặp hình xung thì rơi vào tai ách, nếu bị chế ngự thì mới tốt.
§  KD và Kiếp tài cùng trụ: phải xa quê hương đất tổ; ngoài trông nhu hoà nhưng thực ra bên trong tính tình hung bạo, sống cô đơn.
§  KD và Chính tài cùng trụ: phá tán tiền của, có thể bị ô danh;
§  KD và Kiếp tài và Thương quan cùng trụ: gần về già gặp đại hoạ, gia đình tan nát, sống trong cảnh cùng cực.
§  KD và Chính ấn cùng trụ: công thành danh toại nhưng hay ốm đau;
§  4T có KD, và các điạ chi tam hợp cục hay tam hội cục: thường phải ly khai cố hương, bôn tẩu lập nghiệp ở phương xa.
§  4T có các Can Chi Bính ngọ, Đinh tị, Mậu ngọ, Kỷ tị, Nhâm tý, Quý hợi, và tại đó có Tử hoặcTuyệt: tính tình nóng nãy, hung bạo; có Mộc dục thì mắc bệnh hiểm nghèo, nan y.
§  4T có 3 trụ hay cả 4T có KD; hoặc 4 trụ có các Can Chi Bính ngọ, Đinh tị, Mậu ngọ, Kỷ tị, Nhâm tý, Quý hợi (**) mắt, tai kém, có thể mù, điếc, tính tình ngang bướng, vợ chồng sớm chia lìa; đàn bà hoang dâm, có thể hành nghề gái ăn sương.
(**) cả 4 trụ đều thuộc 1 trong những Can Chi này.
§  Nữ mệnh có KD và Ấn thụ, Thương quan: hiếm con.
Kình dương tuy là sự cứng rắn nhưng nếu thân nhược gặp nó thì không thể cho là xấu, vì nó có công năng bảo vệ giúp thân (kiếp tài). Phàm người có Lộc, phải có kình dương để bảo vệ; gặp Quan Ấn phải có kình dương mới tốt. Như thế gọi là "quan ấn tương sinh, nhờ có kình dương mới đem lộc về"
Trong mệnh gặp kình dương và Thất sát cùng vượng thì càng dễ đạt đến quyền ấn, tức là nhờ kình dương trợ uy mà đạt được. Nếu Mệnh cục có kình dương mà không có Sát, thì khi tuế vận gặp Sát có thể gặp phúc. Cho nên có câu: "gặp Sát mà không có kình dương thì không thành đạt; có kình dương mà không có Sát thì không có uy; có cả Sát và kình dương thì lập công kiến nghiệp, có thể thành tướng soái".
Nếu là người có quý mệnh để áp chế Sát, thì KD kết hợp với Tướng tinh sẽ tạo thành uy phong không gì ngăn nổi.
Ngoài những trường hợp đặc biệt về tác dụng tốt của kình dương trên đây, nói chung kình dương là "hung sát", phần nhiều chủ về tai họa thương tật, và những tội phạm pháp. Mệnh có KD thì nguy hiểm như làm bạn với hổ.
Thân mạnh gặp kình dương thì cái xấu càng tăng, tai hoạ đột nhiên đến, và có thể nguy đến tính mạng. Nếu TV mà LT Lộc hay KD thì xấu nhất

Do đó người này nên làm việc thiện, kiềm chế mình, tôn trọng pháp luật thì có thể tránh được điều xấu, được an thân, nếu không thì suốt đời trắc trở.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét